Nền điện ảnh Việt Nam không quá nổi trội nếu so với Hollywood hay điện ảnh Hàn Quốc. Có lẽ vì vậy mà khán giả không mấy hứng thú với phim Việt. Vì tình hình Covid 19 nên thị trường phim trở nên khan hiếm. Do đó là khán giả phải bắt đầu học cách yêu lấy phim Việt_ một tình yêu rất không dễ dàng. Con đường phát triển của phim Việt vốn không dễ dàng. Và nay lại chiu tác động nặng nề của Covid19. Dịch bênh như một đòn giáng mạnh vào nền điện ảnh nước nhà khiến ta phải bắt đầu lại từ những mất mát. Có nhiều lý do để giải thích cho sự thất bại của phim nước nhà. Một trong số đó chính là sự thay đổi trong gu và cách thưởng thức xem phim của khán giả Việt.

Thị trường chỉ còn 55%, khán giả dần làm quen với việc “yêu phim Việt”

Thời điểm này, khi dịch Covid19 ảnh hưởng lên nhiều mặt đời sống thì ngành điện ảnh cũng gánh hậu  quả không nhẹ. Phim Việt phải ra sức quảng bá để thổi bùng sức nóng thương hiệu. Vì dịch nên các bộ phim bom tấn, Hollywood xuất hiện ít ở các rạp Việt Nam. Do đó khán giả phải học cách yêu lấy phim Việt, tự chủ động xem phim Việt.

Điện ảnh Việt chi nhiều cho công tác Marketing

Trước đây phim nước ngoài chi rất mạnh tay cho việc quảng cáo, marketing. Do đó mà phim Việt bị lép vế trên chính mảnh đất của mình. Người Việt lại mang tâm lí đám đông. Vì vậy cũng dễ hiểu khi khán giả chọn những bộ phim bom tấn nước ngoài mà quay lưng với phim Việt. Để tồn tại trong một thị trường khắc nghiệt như vậy, phim Việt phải có chiến lượt quảng bá thông minh. Do đó lượng tiền bỏ ra PR và cách tiếp cận cũng phải thông minh hơn, nên tốn kém nhiều hơn.

Khán giả học cách yêu lấy phim Việt
Khán giả học cách yêu lấy phim Việt

Chất lượng “hên xui”, nhiều phim làm mất niềm tin người yêu phim

Vấn đề về chất lượng phim cũng làm người xem phim đánh mất niềm tin vào phim Việt. Một trong những khuyết điểm rất lớn của phim Việt là kịch  bản yếu, hải nhảm. Hơn nữa phim làm theo mô típ. Khán giả thậm chí có thể đoán được kết thúc phim ngay từ mấy phút đầu. Có thể kể đến các điển hình như Chồng người ta hay Sài Gòn trong cơn mưa. Những bộ phim này nói về những vấn đề sai lệch, về những điều mà có thể cho là “viễn vông” ngày nay.

"Chồng Người Ta" hiểu sai hết về LGBT
“Chồng Người Ta” hiểu sai hết về LGBT

Bên cạnh đó cũng có những phim thành công trong việc tạo nên làn sóng mới. Đó là những bộ phim có đối tượng cụ thể hướng tới, kịch bản chỉnh chu và giá trị nghệ thuật cao. Đồng thời những bộ phim đó truyền tải những thông điệp bất hủ hoặc những vấn đề nổi cộm trong đời sống.

Chí Mười Ba: 3 ngày sinh tử phá đảo phòng vé
Chí Mười Ba: 3 ngày sinh tử phá đảo phòng vé

Tiêu chuẩn của khán giả đặt ra cho phim nội địa rất cao. Hơn ai hết, khán giả muốn điện ảnh nước nhà phát triển.

Văn hóa tẩy chay và sự bấp bênh của những bộ phim vấp phải luồng dư luận tiêu cực

Bên cạnh chất lượng phim thì truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng quyết định độ viral của bộ phim. Rạp phim sẽ cân đo đong đếm bộ phim trên nhiều phương diện rồi mới quyết định công chiếu. Do đó, chiến dịch marketing đóng vai trò rất quan trọng.

Ngoài ra văn hóa tẩy chay cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của phim. Văn hóa tẩy chay ngày càng lan rộng ở Việt Nam. Đôi khi chỉ vì ghét một nghệ sĩ mà khán giả quay lưng với cả bộ phim.

Thời điểm hiện tại, có Cậu Vàng và Trạng Tí đang hứng chịu nhiều luồng truyền thông chỉ trích phim. Có hai làng sóng ý kiến đối với hai tác phẩm này. Việc tạo ra sự bàn tán trong cộng đồng, ở một mức độ nào đó giúp tác phảm phủ sóng rộng rãi. Nhưng về lâu về dài, việc có quá nhiều ý kiến chỉ trích chỉ khiến cho tác phẩm đó “xuống mồ” sớm hơn mà thôi.

Cậu Vàng mắc vào nhiều ý kiến trái chiều
Cậu Vàng mắc vào nhiều ý kiến trái chiều
Trạng Tí bị cộng đồng mạng chỉ trích
Trạng Tí bị cộng đồng mạng chỉ trích

Xem thêm:

Tin tức giải trí

Nguồn: kenh14.vn