Baikal – hồ nước cổ được UNESCO ví như “Galapagos của Nga” đang là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Không những là hồ nước có “tuổi thọ” cao nhất thế giới, Baikal còn có nhiều điểm thú vị khác. Đây là nơi chứa lượng nước lớn nhất toàn cầu và có hệ động vật cực kỳ phong phú. Hơn nữa, hồ Baikal còn mang lại nhiều giá trị về vật chất lẫn tinh thần cho con người. Với vẻ đẹp cổ xưa và bình lặng, hồ nước Baikal được đánh giá là điểm du lịch đáng để đặt chân đến. Vậy những yếu tố nào đã tạo nên một hồ Baikal tuyệt vời như vậy? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Kho báu của thế giới

Dù Baikal thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế, cảnh vật tuyệt đẹp của hồ nước này vẫn đậm chất Nga. “Hầu hết các hồ nước đều chỉ có tuổi dưới 20.000 năm nhưng Baikal đã tồn tại được ít nhất 25.000 năm. UNESCO từng ví hồ Baikal là Galapagos của Nga” – Jack Sheremetoff, một hướng dẫn viên địa phương cho biết.

Miền đất thần tiên bị đóng băng

Hồ Baikal được bao bọc bởi băng đá khoảng 4 – 5 tháng mỗi năm. Lớp băng đá này dày và cứng tới mức người dân sống ở đây có thể sử dụng như đường cao tốc.

Miền đất thần tiên bị đóng băng
Miền đất thần tiên bị đóng băng

Băng bắt đầu tan từ phía nam hồ vào tháng 4 và tới phía bắc hồ vào đầu tháng 6. 

Con đường lâu đời

Một đường tàu tạm thời được bắc qua vùng băng dày của hồ trong suốt năm 1904. Đây là thời gian diễn ra chiến tranh Nga – Nhật. Khi tuyến đường Circum – Baikal hoàn thiện.

Con đường lâu đời
Con đường lâu đời

Nó hợp cùng với tuyến chạy từ Moscow tới bờ biển Thái Bình Dương. Được mệnh danh là “khóa vàng trên chiếc đai sắt của Nga”, tuyến đường Circum-Baikal cũng là một kiệt tác về kỹ thuật xây dựng của xứ sở bạch dương.

Những tuyến đường sắt

Tuyến đi xuyên Siberia được coi như “tuyến đường cả” của mọi đường sắt. Nó mở rộng tới 10.000 km qua 7 múi giờ từ Moscow tới cảng ở Vladivostok hướng ra biển Thái Bình Dương, 8.000 km khác qua 5 múi giờ từ Moscow xuyên Ulaanbaantar (Mông Cổ) tới Bắc Kinh, Trung Quốc.

Du khách có thể tới Baikal bằng cách dừng ở thành phố Irkutsk. 
Du khách có thể tới Baikal bằng cách dừng ở thành phố Irkutsk.

Cách đi tới hồ Baikal

Mọi người thường gọi Irkutsk là “thủ phủ của miền Đông Siberia”, nơi đây sở hữu nhiều nhà thờ có kiến trúc đẹp mắt (nhà thờ Spasskaya ảnh phải) theo kiểu tân cổ điển và các quán cà phê ấm cúng. Ngoài ra, Irkutsk cũng có vô số công ty du lịch tổ chức tour tham quan hồ Baikal. 

Những kỳ quan bằng gỗ

Được lập nên bởi những người Nga trên vùng đất gần sông Irkut và Angara, thành phố Irkutsk lần đầu tiên có tên trên bản đồ vào giữa thế kỷ 17. Ngày nay, thành phố này là nơi có bộ sưu tập các công trình bằng gỗ lớn nhất vùng Siberia.

Một Listvyanka yên bình

Listvyanka là trung tâm du lịch chính của hồ. Một dự án trị giá hàng tỷ ruble được đầu tư tại đây tên là Baikal City. Dự án này có thể sẽ biến nơi này thành khu phức hợp về kinh doanh và nghỉ dưỡng trong vòng 20 năm tới. Baikal City sẽ có nhiều siêu thị, một công viên nước, sòng bài cùng các biệt thự. Hiện tại, Listvyanka mới chỉ là một ngôi làng nhỏ êm đềm. Vào sáng sớm, phụ nữ thường cho ngựa ăn, chuẩn bị cá omul (cùng họ cá hồi) để xông khói…

Văn hóa bản địa

Hiện nay, vùng hồ Baikal có tộc người Buryat, nhóm dân tộc bản địa lớn nhất ở Nga. Hầu hết tập trung tại quê hương của họ là Cộng hòa Buryatia. Vùng đất mở rộng ra phía nam từ bờ đông của hồ Baikal. Người Buryat là một phân nhóm miền bắc chính của người Mông Cổ. Họ có chung nền văn hóa với người Mông Cổ như chăn nuôi du mục, dùng nhà lều (ger) làm nơi ở. Nhóm dân cư này ban đầu theo Saman giáo, nhưng dần dần tôn thờ đạo Phật. 

Nguồn: vnexpress.net

Xem thêm: 5 bộ lạc đặc biệt trên thế giới có khả năng “tuyệt chủng” trong tương lai