Một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc là như thế nào? Đó là khi bạn và người ấy kè kè bên nhau. Cả hai cùng nhau nói chuyện suốt ngày. Những chuyến du lịch thường xuyên cùng với người thương. Hãy quan tâm nhau mọi lúc mọi nơi.
Vậy những điều ngược lại thì sao? Hai người ít nói chuyện với nhau. Cả hai có những chuyến đi chơi riêng không cùng nhau. Bạn và anh ấy đôi khi cãi nhau lớn tiếng. Có những lúc cả hai người bận rộn không thể dành thời gian bên nhau…. Những dấu hiệu này là đang chứng tỏ cho tình yêu rạn nứt? Bạn có cho là như vậy.
Thực tế thì lại không. Có những sự mâu thuẫn, trái ngược thật là thú vị. Cuộc sống gia đình cũng vậy. Hôn nhân hạnh phúc không chỉ là bên nhau. Có những biểu hiện nhìn tưởng như rạn vỡ. Nhưng thực chất đó lại là biểu hiện của một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Cũng giống như bạn yêu thích món đồ này, còn người ta thì không. Có cặp đôi lựa chọn yêu theo cách này. Cũng có những người với họ, hôn nhân thỉnh thoảng cũng có những sóng gió. Nhưng qua những điều ấy, điều đọng lại là tình cảm của cả hai. Đối phương tìm ra được tiếng nói chung, và hiểu nhau hơn. Vì vậy mà có những dấu hiệu tưởng như ngược, nhưng thực chất lại là đúng.
Các bạn không nói chuyện nhiều với nhau
Hai người có thể ở bên nhau và im lặng trong một thời gian khá lâu. Các bạn không cảm thấy khó chịu về điều đó và hai người không cần phải lúc nào cũng trò chuyện. Bác sĩ Roni Beth cho rằng những cặp đôi có thể ở bên nhau trong im lặng, làm việc riêng của mình, thường có một mối liên kết rất đặc biệt.
Bạn đi du lịch riêng
Số người đi du lịch mà không có bạn đời đi cùng đang ngày càng tăng lên. Khoảng 1/3 người Mỹ thừa nhận họ từng đi du lịch một mình. Việc này thậm chí có thể làm cho mối quan hệ của vợ chồng bạn khăng khít hơn.
Nếu bạn thực sự yêu đối phương, bạn sẽ thấy nhớ họ. Cùng lúc đó, bạn vẫn có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Ví dụ như đi thăm bảo tàng, trong khi bạn đời của bạn đang leo núi ở đâu đó.
Bạn đời không sum họp cùng gia đình bạn
Nếu như bố mẹ bạn và bạn đời không hòa hợp thì việc tránh gặp nhau là một điều tốt. Tất nhiên sẽ mất vui đi nhiều nếu họ không thích nhau. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là nguyên nhân gây xung đột. Bạn đời của bạn không nhất thiết phải ăn tối cùng cha mẹ bạn, nhưng họ vẫn có thể cùng yêu thương bạn và tôn trọng nhau. Bạn chỉ cần thiết lập các quy tắc cơ bản càng sớm càng tốt.
Hai người có những quan điểm và sở thích khác nhau
Bác sĩ Mark White cho rằng mọi người đang quá đề cao giá trị của những sở thích chung. Theo quan điểm của ông, sở thích chung chỉ giúp cho người ta lờ đi các vấn đề và kéo dài một mối quan hệ không còn khả thi.
Nhà tâm lý học Diane Barth cho rằng hầu hết chúng ta cần ai đó khác với mình để làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn và cuộc sống của chúng ta phong phú hơn.
Thường xuyên tranh cãi
Đôi khi bạn vô cùng tức giận với người kia, bạn sẽ cãi vã. Bác sĩ Elizabeth Dorrance cho rằng những người mà chúng ta yêu thương nhất là những người mang lại cho chúng ta những cảm xúc tiêu cực nhiều nhất.
Ngược lại, xung đột rất tốt cho các mối quan hệ, vì chúng chỉ ra rằng cả hai cần thay đổi một điều gì đó. Điều quan trọng là có thể kết thúc xung đột một cách tích cực và thừa nhận sai lầm của mình.
Không cố gắng làm hài lòng nhau bằng mọi giá
Nhà tâm lý học Atalanta Beaumont cho rằng nếu ai đó đang cố gắng làm hài lòng người khác quá nhiều, đó có thể là do trong thời thơ ấu, nỗ lực của họ không được ghi nhận hoặc do họ cảm thấy mình không đủ tốt.
Nếu bạn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, đôi khi bạn phải hi sinh nhu cầu của mình. Làm mất lòng người khác cũng chẳng sao cả. Bạn không thể làm tất cả mọi người vui. Nếu bạn có thể làm được điều đó thì cũng thật đáng lo ngại.
Hai người ngủ riêng
Hai người ngủ riêng vì một trong hai ngáy khi ngủ, còn người kia lại bị tỉnh giấc với tiếng ồn nhỏ nhất. Nhà tâm lý học Katherine Schreiber cho biết, ngày nay ngày càng nhiều cặp vợ chồng ngủ riêng.
Các nhà khoa học ở ĐH Bang Ohio chứng minh rằng một giấc ngủ lành mạnh hữu ích cho mối quan hệ hơn là cứ cố gắng ngủ cùng nhau.
Hai người không có con
Các nhà tâm lý học cho rằng những cặp đôi không có con thường hạnh phúc hơn những cặp đôi có con, với điều kiện cả hai chấp nhận thực tế này và vui vẻ với điều đó.
Dành ít thời gian cho nhau hơn bạn muốn
Các bạn không thể dành nhiều thời gian cho nhau nhưng các bạn không lo lắng về điều đó. Bạn tin tưởng bạn đời và cảm thấy an toàn trong mối quan hệ. Tất nhiên, việc bạn dành thời gian bên nhau là quan trọng, nhưng theo các nhà tâm lý học, cách mà các bạn ở bên nhau còn quan trọng hơn.
Các bạn mất một thời gian dài để chấp nhận nhau
Tất cả chúng ta đều có những khiếm khuyết của riêng mình và đôi khi chúng ta cần thời gian để chấp nhận chúng. Các nhà tâm lý học cho rằng việc chấp nhận người khác không có nghĩa là chúng ta đồng ý với việc họ làm. Chấp nhận là đồng ý với thực tế mà không cố thay đổi nó.
>> Xem thêm: Học cách ‘yêu’ người đàn ông cho hôn nhân gia đình luôn hạnh phúc
Nguồn: dantri.com.vn