Eat clean hay còn gọi là trào lưu “ăn sạch” nổi lên gần đây, được nhiều người áp dụng. Đặc biệt sau khi nhiều người mẫu thể thao hay người nổi tiếng công khai thực đơn của mình. Làn sóng Eat Clean trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này kéo theo việc hàng loạt những thương hiệu kinh doanh phát triển lên. Mục đích để phục vụ cho nhu cầu ăn sạch của khách hàng. Vậy chế độ ăn thế nào mới được gọi là “ăn sạch”? Liệu có những lầm tưởng nào về chế độ ăn mới mẻ này hay không? Cùng Saffron tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Thế nào là Eat Clean?

Eat clean (ăn sạch) là chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm đã qua tinh chế, chế biến sẵn. Đặc biệt là thực phẩm có chứa chất bảo quản, phụ gia. Khi ăn sạch, chúng ta phải đảm bảo ăn những thực phẩm ở dạng nguyên bản và tự nhiên.

Những bữa ăn sạch được định hướng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng giảm cân. Những điều này là nguyên nhân khiến nhiều lầm tưởng. Việc áp dụng chế độ ăn sạch chắc chắn sẽ giảm cân. Hay những thực phẩm ngoài danh sách sẽ không tốt cho sức khỏe đều là những sai lầm thường thấy.

Những bữa ăn sạch được định hướng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Những bữa ăn sạch được định hướng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Eat clean tốt với mọi người

Với việc lựa chọn các thực phẩm tự nhiên, Eat Clean hứa hẹn giúp cơ thể có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, tình trạng quá chú trọng đến ăn sạch có thể khiến họ mệt mỏi và dễ bị ám ảnh với yêu cầu của chúng.

Huấn luyện viên Trần Đức Phong (Hà Nội) nhận định:

“Bạn sẽ cảm thấy tội lỗi khi lỡ hoặc buộc phải ăn một thực phẩm nào đó không nằm trong danh mục cho phép. Một số người thậm chí tự cô lập bản thân khỏi các mối quan hệ để tập trung vào chế độ ăn kiêng”.

Đây là nguyên nhân khiến chế độ ăn này đặc biệt không phù hợp với những người nhạy cảm, tinh thần bất ổn hoặc stress nặng. Bên cạnh những áp lực từ cuộc sống, họ còn phải tiếp tục chịu đựng bữa ăn của chính mình.

Thực phẩm ngoài danh mục eat clean là không tốt

Trong chế độ ăn sạch, những thực phẩm đã qua xử lý được xếp vào nhóm không tốt cho sức khỏe. Một số người từ chối ăn mọi loại thực phẩm chứa chất phụ gia vì cho rằng chúng không tự nhiên.

Đức Phong giải thích:

“Một số phụ gia thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Các ví dụ điển hình là vitamin D được thêm vào sữa, vitamin A có trong bơ thực vật, sắt và axit folic ở bột mì, ngũ cốc”.

Bản chất của tây y cũng là nhân tạo khi các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều được điều chế trong phòng thí nghiệm. Dựa trên những công thức hóa học. Dù vậy, chúng vẫn mang lại những cải thiện nhất định đối với sức khỏe.

Theo Đức Phong, việc tôn thờ chế độ ăn sạch có thể khiến chúng ta giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện.

Trào lưu ăn sạch
Eat clean tập trung vào các thực phẩm tự nhiên nhưng còn nhiều điều chưa hợp lý với mục tiêu giảm cân

Eat clean là chế độ giảm cân

Hiệu quả giảm cân được nhìn thấy ở những người nổi tiếng nói trên thông qua eat clean là rất rõ ràng. Thậm chí nhiều người khi áp dụng cũng thấy được sự thay đổi của chúng với cân nặng. Điều này khiến chúng ta nhầm tưởng eat clean là nguyên nhân.

“Điều kiện giảm cân là sự thâm hụt năng lượng, calo nạp vào thấp hơn mức tiêu thụ. Trong chế độ ăn sạch, chúng ta bị giới hạn thực phẩm. Các loại thực phẩm này không dễ ăn và đa số chúng có mức calo thấp. Đây là cơ hội để tạo ra sự thâm hụt calo. Qua đó giúp chúng ta giảm cân”, huấn luyện viên Đức Phong lý giải.

Ở một số trường hợp, việc ăn kiêng quá nghiêm ngặt khiến cảm giác thèm ăn trở nên lớn hơn. Đây là điều kiện tốt để chúng ta quay lại việc ăn uống thiếu lành mạnh.

Eat clean vẫn có những mặt tích cực của riêng mình đối với sức khỏe. Tuy nhiên, huấn luyện viên Đức Phong khuyến cáo chế độ ăn tốt nhất là khi nó đem lại sự cân bằng cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng là phương pháp tốt nhất giúp bạn có sức khỏe tốt và thay đổi vóc dáng.

Nguồn: Zingnews.vn