Đa số mọi người đều suy nghĩ rằng chất béo làm mất dáng, xấu cho sức khỏe. Ăn đồ quá béo, nhiều dầu mỡ sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh lý. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo đều phải tránh xa. Liệu rằng sự thật có phải như thế? Theo nhiều chuyên gia thì đây là một cách suy nghĩ hết sức sai lầm. Bởi mọi thứ đều có 2 mặt tốt và xấu cả. Chất béo thực chất không phải là “kẻ thù” nên tránh xa như các bạn nghĩ. Thực tế, loại chất này rất cần thiết và còn rất có lợi nếu được sử dụng đúng cách, liều lượng.

Để biết thực hư, lý do ra sao, dùng chất biết như thế nào,… thì hãy tiếp tục đọc bài viết này. Đảm bảo quý độc giả sẽ biết được rất nhiều sự thật, điều thú vị về chất béo đấy.

Hiểu lầm về việc chất béo làm mất dáng

Có rất nhiều ý kiến cho rằng. “Một chế độ ăn nhiều chất béo chính là nguyên nhân làm tăng vòng eo, tăng cân. Đồng thời khiến cholesterol cao và gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất các loại chất béo đều giống nhau.”

Hiểu lầm về việc chất béo làm mất dáng.
Hiểu lầm về việc chất béo làm mất dáng.

Có hai nhóm chất béo chính: Chất béo tốt và chất béo xấu. Nếu bạn biết phân loại chất béo, hiểu được vai trò của chất béo tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thiết lập kế hoạch ăn uống lành mạnh, tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nguyên nhân chất béo làm mất dáng 

Thứ tế, việc nghĩ rằng chất béo làm mất dáng không hề sai. Tuy nhiên mọi người nên thấu hiểu vấn đề sâu xa hơn. Nguyên nhân khiến cho mọi người “phát phì” là do dùng phải chất béo xấu cùng hàm lượng quá thừa thải. Mời quý độc giả tìm hiểu cách phân biệt chất béo tốt và xấu như sau:

Chất béo xấu

Chất béo xấu bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Cụ thể hơn về chi tiết của 2 loại chất béo xấu này sẽ được mô tả dưới đây:

Chất béo chuyển hóa

Hay còn gọi là chất béo trans, loại chất béo trans tự nhiên trong các loại thịt. Nguy hiểm cho sức khỏe hơn chính là chất béo trans nhân tạo. Chúng không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL) mà còn giảm hàm lượng cholesterol tốt (HDL), từ đó gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường. Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như các loại bánh (bánh nướng, bánh quy, bánh rán, bánh ngọt, bánh pizza, các loại bánh đóng gói…), thực phẩm chiên (khoai tây chiên, gà rán, các loại thực phẩm có chứa dầu thực vật hydro hóa…).

Chất béo xấu luôn tồn tại trong các món ăn hằng ngày.
Chất béo xấu luôn tồn tại trong các món ăn hằng ngày.

Chất béo bão hòa

Mặc dù không có hại như chất béo chuyển hóa, nhưng chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol (LDL) xấu, dẫn đến các vấn đề có hại cho sức khỏe. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…), các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất (sữa, kem, phô mai), bơ, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.

Chất béo tốt

Thuộc nhóm chất béo không bão hòa (đơn và đa). Vai trò của chất béo lành mạnh này rất tốt cho hệ tim mạch, cân bằng cholesterol và sức khỏe tổng thể. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, giảm cholesterol xấu; Tăng cholesterol tốt, điều hòa nhịp tim ổn định, điều hòa huyết áp; Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cơn đói, cơn thèm ăn.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn: như dầu ô liu, dầu đậu phộng, quả bơ, các loại hạt; (hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt mắc ca, hạt phỉ, hồ đào, hạt điều…). Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt bí, hạt lanh, quả óc chó, các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi), dầu cá, dầu đậu nành, nghệ tây, sữa đậu nành, chế phẩm từ đậu nành.

Nguồn tham khảo:

Nguồn: suckhoedoisong.vn