Chỉ cần nắm rõ được “bí kíp” duy trì mức cân thì việc có vóc dáng đẹp rất khả thi. Tuy nhiên, không có việc gì là dễ dàng cả. Để có và áp dụng được “bí kíp” này thì lại lại là một thử thách rất lớn. Đòi hỏi các chị em phải tìm hiểu rất kỹ và thật sự quyết tâm thay đổi bản thân. Xung quanh cuộc sống của chúng hiện tại đang có đầy những món dư thừa dinh dưỡng. Thậm chí là các thức ăn cực kỳ ngon nhưng lại kém dinh dưỡng, độc hại.

Thế nên “bí kíp” được nhắc đến chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống. Lưu ý khi điều chỉnh lại khẩu phần ăn phải thật khoa học nếu không sẽ tự gây hại cho bản thân. Hãy đọc phần nội dung tiếp theo đây để biết rõ thêm chi tiết.

Suy nghĩ sai lầm của người thừa cân

Thừa cân – béo phì khiến nhiều người mất tự tin trong cuộc sống. Họ tìm mọi cách để giảm cân nhanh, bất chấp những hậu quả không tốt đối với sức khỏe. Một số sai lầm gặp phải với người thừa cân – béo phì như không ăn sáng, nhịn ăn; chỉ uống nước, không ăn chất béo, uống thuốc giảm cân, hút mỡ,…

Nhịn ăn, bỏ bữa, ăn kiêng quá mức, sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả xấu đối với cơ thể như: hạ huyết áp, hệ miễn dịch kém, biếng ăn… Ngoài ra, để nhịn được lâu, nhiều người đã lạm dụng sự hỗ trợ của thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hoặc không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Nếu dùng thuốc, chúng ta sẽ không có cảm giác đói hay thèm ăn, thì sẽ giảm cân nhanh nhưng rất nguy hại đến sức khỏe. Trong trường hợp dùng những thuốc thải chất béo sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu chất béo, và không hấp thu được các chất tan trong chất béo.

“Bí kíp” duy trì mức cân nặng cân đối

Thừa cân, béo phì hoàn toàn phòng ngừa được, nhưng nếu để bị thừa cân-béo phì thì việc giảm cân sẽ cực kỳ khó khăn, cần phải tuân thủ chế độ ăn và hoạt động thể lực kiên trì và bền bỉ. Hai giải pháp then chốt trong cộng đồng để phòng thừa cân- béo phì là: tăng cường hoạt động thể lực; thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng lành mạnh.

"Bí kíp" duy trì mức cân siêu hiệu quả.
“Bí kíp” duy trì mức cân siêu hiệu quả.

Về chế độ ăn, nguồn năng lượng từ chất bột, đường nên cung cấp 60-65% tổng nhu cầu năng lượng một ngày. Không sử dụng nhiều thịt đỏ (không quá 10% năng lượng). Nên ăn ít thịt (không quá 100g/ngày/người trưởng thành); khuyến khích ăn cá (cá có nhiều acid béo nhóm n-3 tốt cho sức khỏe tim mạch); đậu tương (nguồn protein và chất béo có giá trị. nhiều hoạt chất sinh học có vai trò chống oxy hóa, chống ung thư và điều hòa chuyển hóa cholesterol); các hạt họ đậu. Sữa là một thực phẩm có giá trị cao đặc biệt là giàu canxi và riboflavin (Vitamin B2). Tùy theo thể trạng của cơ thể mà chọn loại sữa toàn phần hoặc sữa gầy tách bơ,…

Lưu ý điều chỉnh lượng chất béo

Về chất béo, tỷ lệ cân đối giữa các nguồn chất béo động vật và thực vật. Tổng số năng lượng do chất béo nên đạt ít nhất 15% năng lượng; và không vượt quá 25% tổng năng lượng khẩu phần (trung bình nên duy trì ở mức 18-22%). Sử dụng dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt (đậu tương, vừng, lạc) và cá, mỡ. Chú ý không tái sử dụng chất béo, chỉ dùng chất béo phù hợp với cách chế biến.

Nên sử dụng đủ rau xanh, hoa quả với lượng trung bình 400g/người/ngày. Hạn chế tiêu thụ nước ngọt có gas. Đó chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Ví dụ như: béo phì, tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, gout, loãng xương.

Lưu ý điều chỉnh hàm lượng chất béo và một số khoáng chất khác.
Lưu ý điều chỉnh hàm lượng chất béo và một số khoáng chất khác.

Không nên lạm dụng các món xào, rán, nướng mà tăng cường ăn các món luộc, hấp để giữ được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Hạn chế ăn đồ nướng vì loại thức ăn này tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo như: gà rán, thịt nướng, pizza…, là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể, dễ gây thừa cân- béo phì.

Các thực hành về ăn uống nói trên cần phối hợp với nếp sống lành mạnh, năng động, hoạt động thể lực đều đặn, để duy trì cân nặng ở mức “nên có”, nhằm phòng chống thừa cân- béo phì.

Nguồn tham khảo:

Nguồn: suckhoedoisong.vn